Tháng chín 10, 2019 Phân biệt bản quyền Windows: Retail, OEM, Volume, Full

Phân biệt bản quyền Windows: Retail, OEM, Volume, Full

Người dùng Windows hợp pháp, bất kể đó là Windows 7, Windows Vista, Windows XP, Win 10, Windows Server 2008 R2, Windows Server 2008 hoặc Windows Server 2003…đều phải có license (giấy phép). Chúng ta thường nghe nói về Retail licenseOEM preactivated licenseVolume license ,Full license packaged product (sản phẩm đóng gói FPP), Upgrade license v.v… Nhưng những sự khác nhau giữa Retail, OEM, Volume, Full hoặc Upgrade license là gì?

License cho Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows Server 2003, Windows Server 2003 R2, Windows Server 2008 và Windows Server 2008 R2 có thể được có được thông qua một trong ba kênh cơ bản: Retail (bán lẻ), OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc), hoặc Volume Licensing. Sự khác nhau của các kênh cung cấp License chủ yếu là mỗi kênh có phương pháp riêng độc đáo của mình để kích hoạt (activation) các sản phẩm. Ví dụ, các đĩa CD cài đặt Windows XP có các phiên bản khác nhau cho mỗi kênh phân phối, mặc dù tất cả các đĩa CD chỉ được dùng để cài đặt cuối cùng là Windows XP!

Kể từ khi có Windows Vista, đã có các ngoại lệ cho OEM version…

Dưới đây là một số giải thích về các License (Giấy phép) khác nhau hoặc các chương trình cấp phép sẵn có cho hệ điều hành Windows của Microsoft.

*Retail: là sản phẩm hệ điều hành Windows có được thông qua một cửa hàng bán lẻ (physical hoặc trực tuyến) được cấp phép và được kích hoạt. Retail version of Windows có thể được mua ở hai mức giá license, cụ thể là Full license và nâng cấp hay còn gọi là Upgrade license.

1. Full License (giấy phép Đầy đủ) – còn được gọi là phiên bản đóng gói đầy đủ (FPP). Các phiên bản đầy đủ của Windows (full version of Windows) không giới hạn người dùng có thể cài đặt và sử dụng hệ điều hành như thế nào, miển là mỗi máy có license hợp pháp của nó. Họ có thể thực hiện tùy chỉnh và nâng cấp cài đặt, và có thể được nâng cấp hoặc chuyển giao cho hệ thống mới hoàn toàn..v.v… miễn là chỉ có một bản sao được cài đặt một lúc (mỗi key chỉ hợp pháp với một bản duy nhất). Full License luôn luôn là bản đắt nhất, và thường được mua cho máy tính mà không được bán đi kiểu đi kèm với các máy tính trọn bộ.

2. Upgrade License (Giấy phép Nâng cấp) – có giá rẻ hơn, Upgrade là mục tiêu của những người dùng là người đã có một license chính hãng của các phiên bản trước của hệ điều hành Windows, và muốn nâng cấp để có được điều hành mới hơn. Ví dụ, nâng cấp từ Windows Vista lên Windows 7.
Upgrade License được bán lẻ và chỉ có thể cài đặt được trên một hệ thống (máy tính) đã có một OEM hoặc Full License (giấy phép đầy đủ), nói chung là phải có License đàng hoàng mới Upgrade được.
Retail version of Windows license bao gồm hỗ trợ đầy đủ license từ Microsoft, và mỗi bản sao mua đi kèm với một mã khóa sản phẩm duy nhất (in trên bao bì sản phẩm), mà người dùng nhập vào trong khi cài đặt sản phẩm để hoàn tất việc kích hoạt trực tuyến hoặc qua điện thoại.

OEM license: OEM (Original Equipment Manufacturer) -Nhà sản xuất thiết bị gốc- License bị giới hạn, là một phiên bản của Windows đi kèm với một máy tính mới có thương hiệu. Các nhà sản xuất đuợc nhà cung cấp Windows cấp cho các OEM license, để được giảm giá và rẻ hơn khi so sánh với bản retail khác. OEM License có giới hạn là nó chỉ có thể thực hiện một clean install hoạc Custom install, nhưng không được phép nâng cấp (upgrade).

Kể từ Windows Vista và bao gồm Windows 7, EULA của OEM license chỉ có thể được cài đặt trên một máy tính, mãi mãi bị khóa và bị chặn trong máy tính (bo mạch chủ) nó được cài đặt. Trong Windows XP, giấy phép OEM có thể được cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm. OEM license luôn luôn là các ấn bản ít tốn kém, nhưng chỉ sẵn cho các OEM.

OEM license còn có một biến thể được gọi là System Builder OEM license, cũng là một OEM license với chiết khấu thấp hơn, có tất cả các hạn chế tương tự hạn chế của OEM license. Nhưng System Builder OEM license chỉ để cho các khách hàng là những người mua một máy tính mới (hay phần cứng) từ một small system builder thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.
Các nhà cung cấp phần cứng OEM kích hoạt bằng cách vận dụng kết hợp các hệ điều hành vào firmware ,phần vững cơ bản (basic input/output system, or BIOS) của máy tính trước khi trao máy tính mới cho khách hàng. Vì vậy chỉ dùng khi được yêu cầu của người sử dụng để kích hoạt Windows, trừ khi người dùng chọn để kích hoạt Windows với COA (Certificate of Authenticity) product key (khóa sản phẩm), mà nó thường dán trên vỏ cđược cung cấp bởi OEM or system builder which is usually non-existent. So end- are virtually have to support their own.cũng giới hạn theo.

Volume Licensing: Volume licenses là một chương trình cấp giấy phép (phụ thuộc vào số lượng chương trình cấp phép, thuê bao có thể nhận được, hoặc có sự lựa chọn để có được các phương tiện, tài liệu, và hỗ trợ sản phẩm riêng biệt khi cần thiết) mà được bán với số lượng lớn cho doanh nghiệp hoặc khách hàng, với số lượng của 1 năm hoặc nhiều hơn ở một khoảng thời gian. Thực tế, có nhiều lựa chọn chẳng hạn như Open Value, Open Value Subscription, Open License, Select Plus, Select License, Enterprise Agreement, và Enterprise Subscription Agreement. Một số phiên bản của Windows, như Windows 7 Enterprise, chỉ sẵn có thông qua các kênh Volume Licensing.
Một lần nữa, tùy thuộc vào các chương trình Volume Licensing hoặc tuỳ chỉnh quyền lợi liên quan (do sự thoả thuận giữa khách hàng và Microsoft), Volume License chỉ có thể bao gồm nâng cấp cho hệ điều hành Windows của khách hàng, và vì thế cần phải có qualifying OS licensing cho mỗi máy tính trước khi nâng cấp, quyền có được thông qua Volume Licensing có thể được thực hiện trên các máy tính này.
Windows với volume license có thể được kích hoạt thông qua các mô hình Volume Activation models, đó là thông qua các khóa Quản lý Dịch vụ (KMS), với kích hoạt dịch vụ của Microsoft thường được sử dụng trong các tập đoàn lớn với ngưỡng kích hoạt tối thiểu là 5 máy chủ hoặc 25 máy tính khách (vật lý hoặc máy ảo), và Multiple Activation Key (MAK), mà tương tự như các sản phẩm bán lẻ và được sử dụng trong một thời gian kích hoạt của Microsoft với dịch vụ lưu trữ trên máy kích hoạt, độc lập hoặc thông qua proxy MAK.

Tóm lại:Lựa chọn giữa các hình thức cấp phép khác nhau:* – Dạng cấp phép với sản phẩm OEM:

Khách hàng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm Microsoft thông qua các nhà sản xuất máy tính (OEM).
Các sản phẩm đó, ví dụ hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.
Thông thường, các nhà sản xuất máy tính sẽ có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng các sản phẩm cài sẵn trên máy (OEM) theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận sử dụng.
Microsoft không hỗ trợ trực tiếp người sử dụng các phần mềm OEM.
Sản phẩm OEM không bán trực tiếp từ nhà phân phối ủy quyền của Microsoft tới khách hàng mà thông qua các nhà lắp ráp máy tính (System Builders).* – Sản phẩm đóng nguyên hộp (Full Packaged Product – FPP) Đây chính là các bản Retail:

Đây là các hộp sản phẩm có chứa các sản phẩm có bản quyền.
Trong các hộp này thông thường sẽ chứa các đĩa cài đặt (đĩa mềm, CD hay DVD), tài liệu và các thỏa thuận sử dụng với người dùng cuối (EULA). Trên EULA ghi rất rõ số lượng license được phép sử dụng, số lượng máy tính được phép cài đặt hay truy nhập.
Các bộ sản phẩm đóng hộp này có thể được bày bán tại các cửa hiệu, phòng trưng bày và tại tất cả các đại lý của Microsoft.* – Chính sách cấp phép theo Số lượng lớn cho các doanh nghiệp (Volume Licensing)

Chương trình mua với số lượng lớn để được hưởng chính sách giá ưu đãi và các hỗ trợ đặc biệt của Microsoft. Có các lựa chọn sau đây cho khách hàng:
* – Open License 6.0: Được thiết kế dành cho các khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức mua từ 5 license trở lên.
* – Academic Volume Licensing: Các đơn vị Giáo dục Đào tạo được tham gia vào chương trình hỗ trợ giá đặc biệt dành cho các đơn vị thuộc ngành giáo dục đào tạo của Microsoft.
* – Select License 6.0: Được thiết kế cho các tổ chức có số máy tính từ 250 trở lên và có khả năng dự toán chi tiêu cho mua sắm phần mềm trong vòng 3 năm.
* – Enterprise Agreement 6.0: Đây là chương trình phù hợp nhất cho các tổ chức có trên 250 máy tính và đang tìm kiếm khả năng chuẩn hóa doanh nghiệp về một trong các Sản phẩm Doanh nghiệp Nền tảng của Microsoft (Office Professional, Windows Professional upgrade và Core Client Access License) với chính sách giảm giá dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong vòng 3 năm.

Và cũng dựa theo đó mà Microsoft đặt tên cho từng mã sản phẩm của mình.Chính sách cấp phép sử dụng sản phẩm của Microsoft
Tham gia vào các chương trình Cấp phép theo Số lượng Lớn của Microsoft (Microsoft’s Volume Licensing), khách hàng sẽ có điều kiện tự động cập nhật sử dụng những phần mềm Microsoft® mới nhất. Ngoài ra còn có nhiều lợi thế khác về việc xác định ngân sách trong tương lai, linh hoạt trong việc lên ngân sách, và giảm chi phí quản lý.

Một license (cấp phép sử dụng) sản phẩm phần mềm cho phép người dùng quyền hợp pháp sử dụng hoặc khai thác một chương trình phần mềm. Một thỏa thuận quyền sử dụng (license agreement) cho phép bạn quyền sử dụng một chương trình phần mềm có bản quyền.
– Các bước cơ bản để mua Cấp phép sử dụng: Có các bước cơ bản để mua một cấp phép sử dụng sau khi đã quyết định bạn cần phầm mềm nào
– Quyết định số lượng license bạn cần: Một sản phẩm phần mềm được chia nhóm theo các mức độ khác nhau.
– Lựa chọn giữa các hình thức cấp phép khác nhau: Khách hàng có thể được cấp phép sử dụng các sản phẩm Microsoft thông qua các nhà sản xuất máy tính (OEM). Các sản phẩm đó, ví dụ hệ điều hành Windows, sẽ được cài đặt sẵn trên các máy tính mới và được bàn giao tới người sử dụng kèm theo các điều khoản sử dụng.

Như vậy, Volume license là chế độ được lựa chọn theo thoả thuận, để khách hàng được lưạ chọn những chế độ dịch vụ ưu đãi đặc biệt, liên tục được cập nhật những công nghệ mới nhất của Microsoft trong thời hạn nhiều năm với hàng ngàn máy tính.

Đăng ký Thuê bao Lẻ MSDN (MicroSoft Developer Network) và TechNet:

Thuê bao MSDN và Technet mang lại cho bạn các công cụ, công nghệ và thông tin mới nhất. Những người đăng ký sử dụng bộ MSDN hoặc Technet, tùy vào loại hình đăng ký sử dụng đã chọn, sẽ nhận được các đĩa CD-ROM và DVD-ROM hàng tháng hoặc hàng quý bao gồm các sản phẩm phần mềm và công cụ mới nhất của Microsoft. Dưới đây là các thông tin liên quan đến thuê bao lẻ MSDN và TechNet. Các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu Thuê bao từ 5 Giấy phép trở lên có thể đăng ký thông qua các đại lý Microsoft tại Việt Nam.

Hiện tại có 5 loại đăng ký Thuê bao Microsoft MSDN:

1. Library
2. Operating Systems
3. Professional
4. Enterprise
5. Universal

Và 4 loại đăng ký Thuê bao TechNet:

1. TechNet (Single User)
2. TechNet (Single Server)
3. TechNet Plus (Single User)
4. TechNet Plus (Single Server)

Nguồn: Lãng Khách – http://forum.bkav.com.vn