Vi phạm bản quyền là vấn đề nhức nhối, phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Công nghệ phát triển đã tạo cho con người dễ dàng sao chép, “đạo văn” các sản phẩm đã có người sở hữu mà không xin phép, trích dẫn. Do vậy, hiểu biết về bản quyền để áp dụng vào công việc, học tập, nghiên cứu là điều kiện cần trong văn hoá ứng xử với các sản phẩm tài liệu số. Các phần mềm mã nguồn mở là cần thiết và hữu ích, giúp chúng ta tránh vi phạm bản quyền.
Phân biệt Copyright và Copyleft
Thực tế cho thấy, lợi dụng tính tiện ích của các công cụ hỗ trợ của CNTT là dễ sao chép, chỉnh sửa của các phần mềm mã nguồn mở mà các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của bản sao được phép dùng và giấy phép công cộng GNU (GNU GPL hoặc GPL) đưa ra làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng sử dụng như: Chuyển giao các sản phẩm công nghệ mã nguồn mở đã qua chỉnh sửa, phát triển để thu lợi bất chính, không vì mục đích ban đầu của tác giả, tổ chức tạo ra sản phẩm; Tạo ra sản phẩm mã nguồn đóng trên cơ sở sao chép từ Code (dòng lệnh phần mềm máy tính) của mã nguồn mở nhằm phục vụ cho lợi ích của cá nhân, tổ chức…
Trong vấn đề bản quyền có hai khái niệm cơ bản gồm: Copyright (bản quyền) và Copyleft (Bản sao được phép dùng). Cụ thể:
– Lợi ích của copyleft: Copyleft là hình thức bản quyền kiểu mới, nhằm tránh vi phạm copyright. Các quốc gia chậm phát triển hoặc các nước đang phát triển sử dụng Copyleft sẽ đạt được những lợi ích như: Tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm; Tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người khác; Miễn phí bản quyền phần mềm; Miễn phí các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm; Giảm chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm đáp ứng theo yêu cầu; Tăng cường độ tin cậy, tính ổn định, bảo mật toàn hệ thống khá an toàn…
– Hành vi vi phạm copyleft: Hành vi vi phạm Copyleft là việc xâm phạm quyền nhân thân tác giả tức là việc tùy tiện đưa phần mềm vào dạng mã nguồn đóng nhằm mục đích thu lợi bất chính cho tổ chức, cá nhân của mình, trái với mong muốn của tác giả cũng như quy định giấy phép GNU.
Tác giả Phạm Hoài Hận (2010) đã đưa ra một vài so sánh những điểm giống và khác nhau của copyright và copyleft như sau:
– Điểm giống nhau: Copyright và Copyleft đều bảo vệ quyền nhân thân tác giả (trừ toàn vẹn tác phẩm). Copyleft cũng có những quy định với người dùng giống copyright.
Copyleft là gì
Copyleft (còn gọi là bản quyền bên trái) là một cách chơi chữ đúp từ chữ copyright trong tiếng Anh có nghĩa là bản quyền, trong đó chữ left (bên trái) phản nghĩa với nghĩa của từ right (bên phải), mặc dù chữ “right” copyright có nghĩa là “quyền lợi” chứ không mang nghĩa “bên phải”. Đồng thời copyleft còn có thể hiểu là copy left (nghĩa là bản sao cho dùng, bản sao được phép dùng). Copyleft mô tả cách sử dụng luật bản quyền để loại bỏ tất cả các hạn chế về phân phối bản sao và các phiên bản tác phẩm đã được chỉnh sửa cho mọi người và yêu cầu phải bảo lưu quyền tự do như vậy trong các phiên bản chỉnh sửa.
Copyleft là một dạng cấp phép và có thể dùng để thay đổi bản quyền của những tác phẩm như phần mềm máy tính, tài liệu, âm nhạc, và nghệ thuật. Nói chung, luật bản quyền cho phép tác giả cấm người khác tái tạo, phái sinh, hoặc phân phối các bản sao tác phẩm của tác giả đó.
Ngược lại, một tác giả, nhờ mô hình cấp phép copyleft, sẽ trao cho tất cả những ai nhận được bản sao tác phẩm quyền tái tạo, phái sinh hoặc phân phối tác phẩm miễn là tất cả những bản sao hoặc bản phái sinh mới đó cũng phải bị ràng buộc bởi cùng mô hình cấp phép copyleft. Giấy phép được sử dụng rộng rãi và là nguồn gốc của copyleft là Giấy phép Công cộng GNU. Cũng có những giấy phép Creative Commons tương tự như vậy với tên Chia sẻ tương tự (Share-alike).