Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đã giảm xuống còn mức 83% trong năm 2010. Đây là một tín hiệu đáng mừng sau những nỗ lực lớn của các cơ quan hữu quan trong cuộc chiến chống nạn vi phạm bản quyền trong năm vừa qua.
Đó là một trong số những kết quả theo Báo cáo Điều tra Vi phạm bản quyền phần mềm Toàn cầu năm 2010 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) nhằm đánh giá tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn rất cao nhưng ý thức sử dụng phần mềm có bản quyền của người dùng ngày càng thay đổi tích cực hơn.
Người dùng: sẵn sàng trả phí hợp lý cho phần mềm bản quyền
Anh Nguyễn Thanh Sang (TP. HCM) cho biết: “Tôi thường xuyên sử dụng máy tính cá nhân để làm việc. Việc đầu tiên sau khi mua máy mới là phải trang bị một phần mềm diệt virus có bản quyền để bảo vệ an toàn dữ liệu máy tính. Dữ liệu cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, email, mạng xã hội… đều chứa trong máy tính nên tôi luôn phải mua phần mềm diệt virus có bản quyền mới an tâm. Tất nhiên tôi luôn phải chọn phần mềm vừa có uy tín chất lượng vừa có giá cả hợp lý chừng, 150.000 đồng/năm”. Đại diện một siêu thị máy vi tính cho biết: “Những phần mềm diệt virus có bản quyền ngày càng được người dùng quan tâm, như phần mềm của Kaspersky được mua rất nhiều bởi giá khá rẻ, chỉ khoảng 150.000 đồng nhưng chất lượng lại rất cao, hợp với túi tiền người mua”.
Ông Ngô Trần Vũ, Giám Đốc Điều Hành NTS Security, đại diện Kaspersky Việt Nam
Trong bản báo cáo của BSA, 70% đối tượng được khảo sát cho biết sẵn sàng trả phí cho người sáng tạo ra sản phẩm để khuyến khích phát triển tiến bộ công nghệ hơn nữa. Những lợi ích của phần mềm hợp pháp được nhắc đến nhiều nhất trên toàn thế giới là do yếu tố được hỗ trợ kỹ thuật (88%). Ông Đào Anh Tuấn, phát ngôn viên của BSA nhận xét, kết quả trên là nhờ những nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam những năm gần đây trong việc cải thiện khung pháp lý nhằm bảo vệ bản quyền phần mềm và tăng cường công tác tuyên truyền cũng như công tác thực thi. “Tuy vậy, để giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt nam xuống mức khu vực là khoảng 60% song song với việc đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về CNTT thì vẫn còn nhiều việc chính phủ phải làm”, ông Tuấn cho biết.
Cửa hàng bán phần mềm bản quyền phố Bùi Thị Xuân TP.HCM
Doanh nghiệp phần mềm: ai có công khai phá sẽ được thưởng
Hoạt động nâng cao ý thức sử dụng phần mềm có bản quyền đã được một số doanh nghiệp kinh doanh phần mềm hưởng ứng rất mạnh mẽ, thậm chí có doanh nghiệp đã xác định việc thuyết phục khách hàng dùng phần mềm có bản quyền mới là chiến lược phát triển chứ không chỉ đơn thuần chỉ là kinh doanh. Ông Ngô Trần Vũ, Giám Đốc Điều Hành NTS Security, đại diện Kaspersky Việt Nam chia sẻ: “Kaspersky luôn tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ với giá cả hợp lý và nhắm vào mục tiêu thuyết phục khách hàng đang dùng phần mềm crack chuyển sang dùng phần mềm bản quyền. Với thống kê hiện nay có khoảng 83% người dùng máy tính đang dùng phần mềm crack hoặc phần mềm miễn phí, thị trường còn rất lớn cho tất cả các hãng. Đối thủ lớn nhất của Kasperksy chính là phần mềm crack, phần mềm lậu. Chúng tôi đã xác định sớm vấn đề này và không đi vào con đường cạnh tranh với các hãng khác. Ai có công khai phá thị trường sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.”
Minh chứng cho chiến lược của mình, ông Vũ cho biết kể từ năm 2007, Kaspersky đã tiên phong tặng 200.000 bản quyền phần mềm diệt virus 6 tháng để xúc tiến người tiêu dùng chuyển sang dùng bản quyền thay vì bản crack. Đồng thời, chính sách của Kaspersky dành riêng cho thị trường Việt Nam với giá đặc biệt khoảng 150.000đ/năm đã thực sự gần gũi với yêu cầu người dùng. Hiện nay thị trường phần mềm diệt virus đang là nhóm sản phẩm phát triển nóng nhất trong nhóm các sản phẩm bản quyền. Nếu sản phẩm phần mềm tốt, phù hợp nhu cầu thực tế và giá cả hợp lý thì nhất định người dùng sẽ lựa chọn phần mềm có bản quyền.
Theo ông Vũ, Kaspersky đang cố gắng đi theo hướng kinh doanh được nhiều người dùng trông đợi nhất, đó chính là chú trọng 2 yếu tố: hỗ trợ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Cụ thể, ông Vũ cho biết: “Trung tâm hỗ trợ Kaspersky đã phục vụ tốt cho hàng triệu khách hàng Việt Nam kể từ năm 2007 đến nay và được khách hàng tín nhiệm. Chúng tôi không ngừng cải tiến chất lượng và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng dùng Kaspersky bản quyền tại Việt Nam. Việc hoàn thiện dịch vụ luôn là yêu cầu sống còn của Kaspersky để giữ chân khách hàng và góp phần quan trọng để chúng tôi thực hiện chiến lược thuyết phục khách hàng đang dùng phần mềm crack chuyển sang dùng Kaspersky bản quyền trong thời gian qua cũng như thời gian tới”.
Tháng 5-2011, Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) đã khởi động Chiến dịch tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp kinh doanh phần mềm trong việc tôn trọng bản quyền phần mềm (BQPM). Hoạt động này tiếp tục khẳng định nỗ lực và hiệu quả của các bên nhằm mục tiêu nâng cao ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng tại Việt Nam.
Mục tiêu của Chiến dịch là đẩy lùi nạn xâm phạm BQPM tại nhóm máy tính cá nhân thông qua việc truyên truyền cho các đơn vị kinh doanh máy tính và phần mềm về sự cần thiết phải tôn trọng BQPM cũng như các hậu quả mà hành vi xâm phạm BQPM có thể gây ra